Trong đó có hai trường hợp cần phải chú ý khi bố trí bếp lò trực xung với cửa phòng nhà bếp, và vòi nước trực xung với bếp lò. Khi bố trí bếp lò bị trực xung với hai trường hợp trên: Thì người trong nhà hay bị bịnh đường ruột, dạ dày, những thành viên trong gia đình hay nóng nảy thất thường, cải cọ với nhau, mặc dầu chẳng có lý do gì chính đáng, hoặc là những chuyện vặt vỉnh cũng thành to tiếng với nhau, cải vả thường xuyên, thậm chí dẩn đến ly hôn…
Bếp lò không được đặt trực xung với cửa phòng bếp, thì sẽ không bị khí ở cửa nhập vào, thì không phạm vào môn xung sát.
– Nồi cơm điện dùng để nấu cơm, công dụng giống như bếp, cần phải tránh môn xung sát.
Bồn rửa chén bát. Có hai cách đặt bị trực xung với bếp lò, thứ nhất là bồn rửa đối diện với bếp lò, thứ hai là bồn rửa trực xung ngang với bếp lò (đặt cùng dảy với bếp lò), vì nếu là bếp ga thì đối diện hay bên hông, thì đều bị xung cả.
-Trên bồn rửa có vòi nước, có thể quay được, nhưng không được quay về hướng bếp lò hoặc nồi cơm điện. Bồn rửa không nên đặt gần bếp lò, vì bồn rửa có nước thuộc về thủy, còn bếp lò thuộc hỏa, thủy hỏa xung khắc. Tốt nhất nên di dời bồn rửa tránh trực xung với bếp lò.
-Từ bờ bồn rửa đến bờ bếp lò, khoảng cách tối thiểu phải là 60 cm (0, 6 m).
-Nếu lở bị vòi nước trực xung với bếp lò, nhất là trực xung bên hông bếp lò, mà khó sử lý, thì ta có thể làm một vách ngăn đơn giản, cao vừa tầm che khuất vòi nước trực xung vào bên hông bếp lò, tuy nhiên phải làm sao cho vén khéo và đẹp là được.
-Dưới bếp không nên đặt ống thoát nước hoặc ống dẩn ga chảy qua, vì như vậy sẽ phạm phải xuyên tâm sát, hung. Mà nên đặt ống thoát nước và ống dẩn ga áp sát tường, sẽ không gây ra ảnh hưởng xấu cho những thành viên trong gia đình.